Tin Tức

Những lỗi cần tránh khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

Các công trình bên ngoài như sàn bể bơi, sân vườn hay ban công cần có vật liệu chuyên dụng chịu được áp lực và thời tiết xấu. Sàn gỗ nhựa ngoài trời là một sản phẩm phổ biến. Nhưng việc lắp đặt sàn này không đơn giản và yêu cầu người thợ có kỹ thuật và kỹ năng cao. Cùng HWOOD VIỆT NAM tìm hiểu về các lỗi thường gặp khi thi công sàn gỗ ngoài trời trong bài viết sau đây.

Nên lắp đặt hệ khung xương đúng chuẩn

Khác với sàn gỗ trong nhà, sàn gỗ nhựa ngoài trời không được lắp đặt trực tiếp lên nền bê tông mà được nâng bằng một khung xương đỡ bên dưới. Bình thường, khung xương nằm cách mặt sàn từ 20 - 30 cm, để cho nước và hơi ẩm có thể thoát ra dưới sàn, làm cho sàn gỗ nhân tạo bền hơn. Có thể lắp khung xương trực tiếp lên bề mặt bê tông trong những trường hợp đặc biệt, nhưng cần đảm bảo rằng bề mặt bê tông có độ nghiêng để thoát nước và có khoảng trống giữa các thanh khung xương, tránh nước đọng dưới sàn. Khung xương thường được làm từ gỗ tự nhiên, gỗ nhựa cao cấp hoặc kim loại như inox, sắt mạ kẽm..., những vật liệu này phải có độ cứng cao và chịu lực tốt.

 

Cấu trúc của khung xương phụ thuộc vào cách lắp đặt sàn, người thợ cần xác định trước kiểu lắp đặt - dọc hoặc ngang, lắp dưới dạng chữ C hay lắp liên tục.... Khung xương phải được lắp vuông góc với thanh sàn, với sàn nâng, cần có phương án kết nối vững chắc với sàn bên dưới. Trong trường hợp lắp trực tiếp lên sàn, cần bắn vít và tắc kê trực tiếp xuống bề mặt bê tông. Khi bắn vít, đầu vít không được xuyên qua lớp chống thấm sàn. Đây là yêu cầu kỹ thuật quan trọng, nếu không xử lý kỹ sẽ gây thấm vào toàn bộ hệ thống sàn, đặc biệt là sàn ở tầng trên hoặc sân thượng. Khoảng cách giữa các thanh xương phải từ 7 - 10 mm để cho thanh xương có thể co giãn. Thực tế, rất nhiều trường hợp thợ không xác định rõ kiểu lắp đặt từ đầu, gây khó khăn trong việc thi công. Thường gặp nhất là hệ khung không đúng quy cách, khoảng cách giữa các thanh xương không phù hợp với yêu cầu lắp đặt thanh sàn. Lỗi này không chỉ làm mất an toàn và thẩm mỹ, mà còn là nguyên nhân chính gây sự cong vênh, biến dạng của sàn gỗ nhân tạo. 

 

nhung-loi-can-tranh-khi-thi-cong-san-go-nhua-ngoai-troi

 

Hình - Hệ khung xương khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời

 

Ngoài ra, tại các vị trí nối giữa các đầu thanh sàn gỗ, khung xương cần được gia cố thêm một thanh xương đỡ. Kỹ thuật này giúp tránh tình trạng đầu thanh gỗ nhô lên sau một thời gian sử dụng, do không đủ kết nối với khung xương hoặc do chất lượng gỗ nhựa. Người thi công thường gọi tình trạng này là "ngóc đầu tấm".

 

Không tạo khoảng hở giữa các thanh sàn gỗ nhựa

Các loại sàn gỗ nhựa, giống như sàn gỗ tự nhiên, có thể bị giãn nở khi môi trường ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao. Do đó, nhà sản xuất luôn khuyến cáo để để lại khoảng trống giữa các thanh sàn gỗ khi lắp đặt. Đặc biệt, vị trí gần tường là nơi dễ bị phồng rộp và cong vênh nhất. Đối với sàn gỗ nhân tạo ngoài trời, cần giữ khoảng trống đủ giữa các thanh gỗ để chúng có thể co rút và mở rộng, đảm bảo chúng có thể di chuyển quanh vị trí vít và chốt. Khoảng cách tối thiểu giữa các điểm nối 2 đầu thanh là từ 5 đến 10mm.

 

nhung-loi-can-tranh-khi-thi-cong-san-go-nhua-ngoai-troi

 

Hình - Nên tạo khoảng cách an toàn khi lắp đặt sàn gỗ nhựa ngoài trời

 

Đây là khoảng cách an toàn giúp tránh cho sàn bị cong vênh do yếu tố tự nhiên. Khi đặt trên khung xương, khoảng cách từ tâm tới các thanh xương dao động từ 15 đến 20cm. Trong đó, 20cm áp dụng cho các khu vực không quá khắc nghiệt về thời tiết, ví dụ như ít ánh nắng hoặc ban công. Để tránh các thanh sàn chạm vào nhau khi co rút, các vị trí tiếp giáp giữa 2 thanh sàn phải được lắp riêng lẻ trên một thanh xương. Cuối cùng, các vị trí chịu lực cao, góc cạnh và góc ghép 45 độ cần được gia cố bằng ke inox.

 

Sử dụng không đúng phụ kiện

Đây cũng là một trong những lỗi phổ biến khi làm việc ngoại thất gỗ nhân tạo bên ngoài. Để lắp đặt và thi công sàn gỗ, chúng ta cần sử dụng nhiều loại phụ kiện. Mỗi loại phụ kiện đóng vai trò riêng, do đó chúng ta phải chú trọng sử dụng phụ kiện phù hợp. Các phụ kiện cần thiết để lắp đặt sàn gỗ nhân tạo ngoài trời gồm: 

- Chốt chữ T - nối 2 thanh sàn trên hệ khung. Vì mỗi thanh sàn có khe hở dọc theo 2 bên, chốt chữ T sẽ giữ cho các tấm sàn cách nhau đều theo chiều dọc. 

- Chốt chữ Z - làm bằng inox để giảm khe hở giữa các thanh sàn. Với phụ kiện này, khoảng cách giữa các thanh chỉ còn 1 - 2 mm, làm cho sàn trở nên thẩm mỹ. 

- Nẹp chữ V - che phủ hệ khung và đầu tấm gỗ. Khi các tấm gỗ co dãn không đều, nẹp sẽ che đi sự thay đổi, đảm bảo đẹp và ổn định cho sàn. Tóm lại, đây là những phụ kiện giúp làm cho sàn gỗ hoàn hảo hơn, bảo vệ hệ khung và mặt sàn.

 

nhung-loi-can-tranh-khi-thi-cong-san-go-nhua-ngoai-troi

 

Hình - Các phụ kiện dành cho sàn gỗ nhựa ngoài trời

 

Do sử dụng sàn kém chất lượng

Mỗi loại sàn gỗ phù hợp với các vùng địa hình khác nhau. Các vùng có độ ẩm cao như ngoài trời, nhà bếp, ban công hay sân vườn cần sử dụng loại sàn đặc biệt. Gỗ nhân tạo, gỗ xi măng, gỗ nhựa composite và gỗ nhựa PE là những vật liệu phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh chất liệu, bạn cũng cần chú trọng đến chất lượng của sàn gỗ. Sản phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến tính năng và thẩm mỹ, mà còn làm tăng chi phí sửa chữa và bảo hành cho gia chủ. Vì vậy, khi lắp đặt sàn gỗ nhân tạo ngoài trời, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy.

 

 

HWOOD VIỆT NAM - ĐỊA CHỈ CUNG ỨNG SÀN GỖ NHỰA CHẤT LƯỢNG

Đây chính là những điều cần lưu ý khi thi công sàn gỗ nhựa. Để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về ngành gỗ nhựa. Ngoài ra, HWOOD VIỆT NAM cung ứng và phân phối dòng gỗ nhựa ngoài trời với phân khúc chất lượng. Quý anh chị cần liên hệ hợp tác hãy liên lạc qua số điện hotlines 0919741080/ 0912565353.

catalogue
Layer 1